Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

NGÀY CHIẾN THẮNG!

          10 giờ, khi chuông đồng hồ trên đỉnh tháp Kremlin điểm xong 10 tiếng (13 giờ giờ Hà Nội) nhạc hiệu của bài hát này - CUỘC CHIẾN TRANH THẦN THÁNH - đã nổi lên để tổ quân kỳ rước cờ vào vị trí trang trọng của buổi lễ mít tinh - diễu hành tại thủ đô Maxcova.


          Có lẽ hơi khác với Việt Nam, sau bài diễn văn ngắn gọn của tổng thống Putin, mà những lời đầu tiên trong bản diễn văn của ông là: Kính thưa các công dân Nga .... (Cần gì phải hô khẩu hiệu :Lấy dân làm gốc đâu nhỉ, chỉ một câu trong bài nói của mình là đã thấy quá rõ điều đó) mới là quốc thiều của Nga và những loạt đai bác phía sau quảng trường đỏ.
          Sau đó là gần một giờ duyệt binh, diễu hành qua quảng trường đó với đầy đủ các lực lượng của quân đội Nga.
          Cùng lúc với quảng trường đỏ tại Maxcova là các cuộc diễu binh, diễu hành tại thành phố khác: Xevastopol, San - Petergurg (thành phố Leningrad cũ); Novo - Xibir; Rostov trên sông Đông; Khabarovxk; Krasnoia và đặc biệt ở cả thành phố cực đông của Nga - Vladivostoc ... Nếu không có căng thẳng xảy ra, hôm nay tại Kiev chắc cũng có mít tinh lớn, song ngày hôm nay tại Kiev chỉ có một số cựu chiến binh đi đặt hoa và thắp hương tại một số đài tưởng niệm.



       Mời cả nhà ta nghe lại "Đàn sếu" trong chương trình ca nhạc kỷ niệm 62 năm chiến thắng phát xít Đức tại Nga với hình ảnh đương kim tổng thống Putin nuốt nước mắt vào trong khi nghe lời giới thiệu và giọng ca của ca sĩ Dimitri Diugiep.










Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

60 - 69 ... KHI ĐÀN SẾU BAY QUA!

Tối chủ nhật, khi xem bộ phim "KÝ ỨC ĐIỆN BIÊN", thấy cảnh anh lính Pháp phản chiến mơ thấy người bạn của mình và những người lính Pháp bị chết trên chiến trường Điện Biên Phủ đều biến thành chim Bồ Câu trắng bay mất, tự nhiên mình lại nhớ đến bài hát này cùng với 2 con số 60 - 69!




Cái âm hưởng từ thời tuổi trẻ ngông cuồng dám "phóng tác" bài thơ cứ vương vấn mãi trong tôi:

Có đôi khi từ sâu thẳm trái tim mình
Tôi thấy được những người chiến sỹ
Không trở về từ chiến trường máu đổ
Đã biến thành đàn sếu trắng tha hương.

Đàn sếu cứ bay, bay mãi không dừng
Từ không trung, gửi chúng ta những lời thống thiết.
Có phải vậy mà mỗi khi nhìn bầu trời xám ngắt
Ta thường xuyên im lặng, đượm buồn?

"Cái hình mũi tên" mệt mỏi theo tháng năm
Vẫn bay mãi lúc ngày tàn vào làn sương mờ ảo.
Trong đội ngũ vững vàng qua giông bão
Như vẫn dành một khoảng trống nhỏ cho tôi.

Trong màn sương xám ngắt tới chân trời
Đàn sếu cùng tôi khuất dần về nơi xa thẳm.
Dưới bầu trời là những tiếng kêu văng vẳng:
"Các anh ơi! Có còn ai nằm trên đất mẹ chăng?"

Có đôi khi từ sâu thẳm trái tim mình
Tôi thấy được những người chiến sỹ
Không trở về từ chiến trường máu đổ
Đã biến thành đàn sếu trắng tha hương....

Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

VỀ NGUỒN!

          Chuẩn bị đến 07 tháng 5, hội cựu chiến binh phường tổ chức cho anh em về nguồn (không phải "thăm lại chiến trường xưa" vì trong đội chỉ có một bác tuổi 82 - "đủ tuổi" chiến sĩ Điện Biên nhưng không phải là "chiến sĩ" mà chỉ là thân nhân chiến sĩ).
Từ Hải Phòng, chúng tôi qua Hòa Bình, vượt Dốc Cun:



          Đích đến là thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Tại đây chúng tôi đến thăm nhà tù Sơn La với nơi giam giữ các tù binh chính trị và cây đào Tô Hiệu (Nay chỉ còn là một cành đào được tái trồng lại, vì cây đào chính đã bị phá do chiến tranh), viện bảo tàng Sơn La:




Tiếp tục vượt "Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ"


          Để đến với Mường Phăng, trung tâm chỉ huy của chiến dịch Điện Biên lịch sử. Trước khi vào trung tâm chỉ huy, cả đoàn đã đến thắp hương tại nhà tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp:


          Đến trung tâm thông tin chiến dịch Điện Biên, mọi người trong đoàn bảo: "Nơi ngành dọc của ông đấy, lưu lại hình kỷ niệm đi" và họ giúp tôi ghi một tấm hình tại trung tâm thông tin chiến dịch Điện Biên:


          Đi tham quan và trước khi rời Mường Phăng, toàn đội ghi lại hình ảnh tại Bia chỉ dẫn, rồi rời Mường Phăng tới Điện Biên:



Đêm đầu ở Điện Biên, hoạt động tự do, tôi và cậu em tham gia vào giao lưu Hà Nội - Điện Biên Phủ 60 năm ... và lên ngắm D1 về đêm:




          Ngày hôm sau, cả đội đi thăm Bảo tàng Điện Biên, nghĩa trang đồi A1, đồi A1, D1, hầm Đờ Cát ...
Trong thời gian thăm đồi A1, chúng tôi gặp được một "lão đồng chí" chiến sỹ Điện Biên đã 85 tuồi vẫn từ Hà Tĩnh ra để thăm lại chiến trường xưa, ngồi nói chuyện với bác và có thêm một số tư liệu về người chiến sỹ Điện Biên năm xưa.
          Lang thang đến cuối chiều cả đội chúng tôi về nghỉ ngơi, chuẩn bị cho hôm sau trở lại "địa bàn đang đóng quân" kết thúc chuyến "VỀ NGUỒN".












          Mọi người trong đội đều vui vẻ, hỉ hả và cùng thống nhất với nhau: Vì là 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ nên ngày 30 tháng 4 năm nay không tổ chức rầm rộ, mấy anh em trong đội rủ nhau sang năm 40 năm giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước, sẽ rủ nhau "TRUNG TIẾN", thống nhất vậy rồi mà vẫn sợ "nói trước bước không qua". Thôi thì cứ tới đâu hay tới đó vậy.
          Xin chia sẻ niểm vui này với mọi người trong dịp lễ kỷ niệm trọng đại này.